Sau sau học bài 2 với hơn 1000 từ vựng thường gặp trong các kỳ thi IELTS Listening với hơn 30 chủ đề (đặc biệt cho Part 1 và Part 2), bài này liệt kê các nguyên tắc trong khi luyện nghe, cũng như lưu ý mà nếu mình không biết những việc này, thì sẽ không trả lời đáp án chính xác – trong khi mình có thể GẦN BIẾT đáp án rồi.  Như ‘gần biết’ và ‘biết 100%’ (đáp án chính xác) là 2 vấn đề hoàn toàn khác biệt.  Ví dụ, hôm nay mình thử nghe Part 1 (trong Test 3, Cam 15).  Mình đinh ninh (gần như chắc chắn luôn) đáp án là “meeting”; nhưng không, “meetings” mới đúng nhé. 🙁

Đây là 1 số lưu ý mình lượm lặt được, các bạn cũng có thể search trên Google sẽ có rất nhiều lưu ý quan trọng.  Mình chỉ tóm tắt, cô động.  Sau này nếu các bạn giỏi rồi và có band cao rồi, muốn nâng band thì sẽ tiếp tục search tiếp với nhưng lưu ý (hoặc mẹo) để phụ trợ trong quá trình làm bài Listening.  Mình đang nói về những cái cơ bản nhất (và đặc biệt mình đang viết cho đối tượng band 6 thôi).

 1. Đọc số điện thoại

– đọc số 0: đôi khi họ đọc là oh hay zero.  Hai số không liền nhau 00 thì có khi đọc là hundred.
– đọc 2 số: hai số giống nhau và sát nhau, người ta đọc là double.
– đọc 3 số: ba số giống nhau và sát nhau, người ta đọc là triple.

Ví dụ, số 0171 222 3344
Cách đọc:
Oh-one-seven-one, triple two, double three, double four.
Hoặc
Zero-one-seven-one, triple two, double three, double four.

2.  Cách đọc email

@ đọc là at.
Ví dụ:
[email protected] đọc là caimin, at, clara, dot, net.
“/” đọc là forward slash.
“-“ đọc là hyphen hoặc a dash.
“_” đọc là underscore.

 

3.  Lỗi phát âm

Các từ có phát âm giống nhau:A /eɪ/ và H /eɪtʃ/ và 8 /eɪt/.
J /dʒeɪ/ và G /dʒiː/ và Z /zed/ hoặc /ziː/
I – /aɪ/ và E – /iː/
M /em/ và N /en/
W /ˈdʌbljuː/ và double /dʌbl/: W có thêm âm /lju:/ ở đuôi nhé.

4.  Ngày tháng

Nếu đáp án cần phải ghi là ngày 5 tháng 10, bạn phải ghi thế này:
5 October
hoặc nếu viết tháng trước thì phải thêm số thứ tự cho ngày
October 5th
chứ đừng viết tắt như 05/10 hay 5/10 hoặc đừng viết 11/5 hay 11/05.

5.  Địa danh và tên riêng

Cái này mình đã nói ở phần các từ thường là answer keywords, bạn đọc lại nhé.  Hơn 1000 từ phải thuộc.

 

6.  Số thứ tự

Coi chừng nhầm giữa ‘ty’ và ‘teen nhé.Ví dụ 18 và 80 đọc có nhấn khác khau.
18 ‘teen’ thì nhấn âm sau, ‘teen’ sẽ đọc mạnh hơn (kéo dài hơn).
81 ‘ty’ thì nhấn âm đầu. Lúc đó ‘eight’ sẽ nhấn mạnh hơn chứ không phải là ‘ty’.

7.  Trả lời đúng yêu cầu của đề bài

– Đề bài cho phép trả lời mấy từ (WORD):
– Từ loại
– Số ít và số nhiều
– Viết tắt?

8.  Thứ tự câu hỏi

Phần này thì hồi giờ mình thấy thứ tự câu hỏi cũng là thứ tự nội dung cuộc nói chuyện trong Part 1 và Part 2.  Nên answer sheets (hay cac câu trả lời mà mình đang bàn ở đây) gần như là 1 bản tổng kết lại cuộc nói chuyện trong Part 1, 2.

9.  Nắm các địa danh trên thế giới
(trong bài 2 đã có nói về phần này)

Nhớ học để biết thêm kiến thức, cũng như biết cách viết.  Thường là những địa danh này nằm ở Anh, Mỹ, Úc – vì mình đang học IELTS và IELTS thường có 03 giọng tiếng anh này, cũng như các cuộc nói chuyện trong Listening cũng liên quan đến 3 giọng này thôi.  Giống như người Việt nói chuyện về Việt Nam thì người nước ngoài học tiếng Việt, họ phải hiểu cách viết Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đã Nẵng thôi.

10.  Nắm rõ cách đọc và viết tiền tệ (trong bài 2 đã có nói về phần này)

Tương tự như phần trên, thì đơn vị tiền tệ mình phải biết cách viết và cách đọc; và dĩ nhiên chi liên quan đến tiền tệ của Anh, Mỹ, Úc thôi.

11.  Các bẫy trong lúc nghe, cũng như thông tin gây nhiễu khác