Chào các bạn,
Mình từng làm nhân sự, có phỏng vấn nhiều bạn (chắc cũng phải chừng 40 bạn hoặc hơn), chỉ duy nhất 1 trường hợp tiếng anh rất khá. Còn 1 số ít, chỉ đủ dùng (đọc hiểu); hơn 50% số đó, viết 1 cấu tiếng anh chưa ngon lành, chưa nói đến nói, và đặc biệt kỹ năng nghe nữa.
Nguyên nhân, là thế hệ (tuổi cỡ hơn 30), là kết quả của thực trạng dạy và học ở nước mình. Những vấn đề này, nhiều người phân tích rồi. Có nhiều nguyên nhân lắm. Kể cả từ thầy và trò. Dĩ nhiên, mình không dám bàn về thầy dạy môn anh văn. Tuy nhiên, thầy cũng chưa bao giờ đi nước ngoài, cũng chưa bao giờ (hoặc hiếm) gặp người nước ngoài. Có thầy, đi bộ đội về, rồi nhà nước cho đi học thêm ngoại ngữ, rồi về dạy cho học sinh. (Mình không chê nha, đây là thực trạng chung ở thời điểm đó mà).
Mình chỉ tính thế này, đặc biệt là bạn bè xung quanh, nhân viên, đồng nghiệp:
1. Học anh văn từ lớp 6 đến lớp 9 (4 năm).
2. Lên lớp 10, học lại tiếp (3 năm nữa).
3. Lên cao đẳng/đại học, lại thêm 3,4 năm.
Là tổng cộng hơn 10 năm rồi. Khi ra trường, có khi còn đi học trung tâm anh văn nữa. Rồi mỗi khí có đối tác nước ngoài vào cty, lại đi học lớp “Giao tiếp cấp tốc”, được 2 tháng bỏ, rồi năm sau lại học tiếp “Đàm thoại cấp tốc” 🙂
Nhưng cuối cùng, vẫn không dùng tiếng anh 1 cách trôi chảy được.
Mình có hỏi đứa nhân viên của mình: “sao rồi, học hành anh văn thế nào”. Bạn ấy trả lời: “dạ, học thường xuyên đó anh. Hễ em rãnh em học. Rãnh em vào các web tự học, đụng bài nào hoc bài đó, đụng từ vựng nào học từ đó”.
Kết quả, 02 năm sau. cũng hỏi 1 câu tương tự, và cũng trả lời 1 câu tương tư. Và, trình độ tiếng anh thì cũng … tương tư 2 năm trước. Không khá hơn.
Vì sao ta?
Là vì họ học chơi chơi, họ học không có mục đích (vẫn có mục đích đó chứ, nhưng chung chung).
Họ đã bỏ 12 năm học anh văn, và cũng không tiến bộ, chỉ vì, họ học với mục đích … chung chung, và đặc biết: không có người kiểm tra kết quả (tiến bộ).
Mình khuyên họ, 1 là phải học và đạt 1 chứng chỉ như TOELF, IELTS, TOEIC. Vì học là có đích tới (có người kiểm tra, tức có điểm. VD IELTS band 6.0, TOEIC 600 …).
Và nếu chọn 1 trong những chứng chỉ trên, mình sẽ chọn IELTS. Là vì:
- Nếu là học sinh: giờ Bộ Giáo dục Đào tạo đã qui định, IELTS 4.0 đã là 10 điểm rồi; Khỏi thi tốt nghiệp môn anh văn (coi như 10 đ). Hoặc, nếu vào đại học, tùy theo trường, sẽ ‘qui đổi’ điểm IELTS sang (VD IELTS 7.0 thì 9 đ, IELTS 8.0 là 10 đ); thậm chí, còn miễn học môn anh văn trong 1 kỳ nào đó…
Nếu bạn nào muốn du học, thì ít nhất IELTS 5.5 cho cao đẳng, IELTS 6.0 cho hệ đại học. Nên nhớ học bắt buộc có chứng chỉ IELTS, chứ không phải là chứng chỉ khác nhé.
bộ gdđT chọn ielts để làm chuẩn thì có lý của họ đó nhé!
2. Nếu là người đi làm: mình bảo đảm luôn, qua bao nhiêu năm kinh nghiệm của mình, hễ ai mà khá tiếng anh, thì thường lanh lợi (được việc) hơn người không giỏi tiếng anh. Cái này không phải vơ đũa cả nắm nha, nhưng sau gần 20 năm làm việc, mình thấy vậy đó. Những người khá tiếng anh, thường có tư duy tốt, nhanh nhạy, logic. Cùng với các chứng chỉ tiếng anh khác, thì nếu có IELTS sẽ là một lợi thế cho bạn, có cơ hội thăng tiến nhiều hơn (và lương cao hơn. Thậm chí, có nhưng vị trí không cần giỏi tiếng anh, doanh nghiệp cũng sẳn sàng trả lương cao hơn vì họ tin rằng bạn đã CHUẨN tiếng anh rồi – khỏi lo).
MÌNH ĐÃ TỪNG THẤY RẤT NHIỀU TRƯỜNG HỢP RỒI: CÙNG LÀ 2 NGƯỜI BẠN, HỌC CHUNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC RA, KỸ NĂNG CHUYÊN MÔN GIỐNG NHAU/TƯƠNG ĐƯƠNG LUÔN; NHƯNG KHÁC MỨC LƯƠNG CHỈ VÌ ‘KHẢ NĂNG ANH VĂN’ ĐÓ.
3. Và chắc chắn, IELTS là 1 điều bắt buộc cho di trú, định cư. Một số nước yêu cầu phải có IELTS cho người nhập cư đó.
Cho nên, 1 là trong thế giới hội nhập này, PHẢI BIẾT ANH VĂN (NGHE, ĐỌC, VIẾT VÀ NÓI), 2 là nếu có anh văn thì phải có chứng chỉ, và trong các chứng chỉ trên, thi IELTS vẫn là lựa chọn hợp lý nhất.